Răng đau buốt, sưng tấy, chảy máu,…là những triệu chứng điển hình của tình trạng răng sứ bị nhiễm trùng. Theo các nha sĩ, tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Nếu bạn đang băn khoăn không biết xử lý răng bọc sứ bị nhiễm trùng phải làm sao? Thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
I.CÁC DẤU HIỆU RĂNG SỨ BỊ NHIỄM TRÙNG
Ngày nay, rất nhiều người lựa chọn phương pháp bọc răng sứ để mang lại vẻ tự tin cho hàm răng trắng sáng. Nhưng không phải tất cả những ca bọc răng sứ luôn được diễn ra thành công và đã có không ít những trường hợp răng bọc sứ bị nhiễm trùng. Biểu hiện cụ thể như sau:
- Răng nướu cực kỳ nhạy cảm khi ăn uống hoặc vệ sinh, đặc biệt bị sưng tấy do viêm.
- Phần chân răng thường xuyên bị đau nhức và gây ra cảm giác khó chịu khi tác động lực.
- Đầu chân răng xuất hiện các vết tích tụ mủ.
- Màu sắc chân răng thay đổi.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
- Cơ thể có thể phát sốt nhẹ hoặc nặng kèm theo sưng hạch bạch huyết.
- Há miệng khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.
II. NGUYÊN NHÂN RĂNG SỨ BỊ NHIỄM TRÙNG
Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hàm răng sứ của bạn không đẹp như mong muốn. Dưới đây là 7 nguyên nhân chủ yếu:
1.Mão sứ sai kích thước
Mão sứ là phần bao bọc bên ngoài chân răng. Sử dụng mão sứ sai kích thước sẽ tăng thêm áp lực cho phần chân răng và dây thần kinh. Lâu dần sẽ tạo nên tình trạng nhiễm trùng.
2.Bác sĩ thao tác sai kỹ thuật
Quá trình mài răng được thực hiện không đúng tỷ lệ làm ngà răng và ống tuỷ bị tổn thương nghiêm trọng. Khoảng cách giữa răng sứ và răng thật không khớp với nhau làm cho các mảng bám thức ăn bị mắc kẹt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra tình trạng sâu răng, viêm tuỷ,…
3.Khoảng sinh học bị xâm phạm trong quá trình mài răng
Vùng bảo vệ xung quanh răng hay còn gọi là khoảng sinh học, có tác dụng bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn có hại. Trong quá trình bọc sứ, khoảng sinh học bị xâm phạm sẽ khiến chân răng bị nhiễm trùng, tụt nướu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
4.Sử dụng mão răng sứ gây kích ứng
Mặc dù chất liệu làm nên mão răng sứ đã được thông qua kiểm định về độ an toàn và chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Nhưng vẫn có một vài trường hợp cơ thể không thích ứng, dẫn đến bị viêm.
5.Bệnh lý về răng miệng
Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng trước khi tiến hành bọc sứ cho răng: viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,…để ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng, sưng đau.
6.Hở nướu
Một số người bị hở nướu do trong quá trình chải răng quá mạnh, làm cho chân răng sứ bị tụt và không còn khít với chân răng thật.
7.Chăm sóc răng miệng sai cách
Quá trình chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng của bạn gặp vấn đề. Đánh răng sai cách sẽ làm các mảng thức ăn bám vào chân răng gây nên tình trạng hôi miệng và sâu răng. Một thời gian sau sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng răng sứ.
>>>Xem thêm: Bọc răng sứ cho trẻ em có nên hay không
III.CÁCH GIẢM TRIỆU CHỨNG NHIỄM TRÙNG RĂNG SỨ TẠI NHÀ
Khi phát hiện răng bọc sứ bị nhiễm trùng mà chưa rõ nguyên nhân do đâu, bạn có thể áp dụng một số cách tại nhà để làm giảm triệu chứng:
1.Sử dụng nước muối ấm để súc miệng
Nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý giúp kháng viêm, làm dịu cơn đau, tiêu diệt vị khuẩn trong khoang miệng. Cho 1 thìa nhỏ muối hạt vào một ít nước ấm, khuấy đều và ngậm trong khoảng 1 phút, sau đó súc miệng lại với nước sạch.
Nước muối ấm pha loãng
2.Chườm đá lạnh
Cho một vài viên đá vào khăn rồi bọc lại, chườm lên vị trí răng sưng đau trong khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày bạn sẽ tình trạng răng sưng
đau giảm rõ rệt.
Chườm đá lạnh
3.Sử dụng tinh dầu xạ hương
Tinh dầu cỏ xạ hương có tác dụng chống vi khuẩn, kháng viêm, làm sạch răng miệng và làm giảm tình trạng sưng đau hiệu quả. Cách dùng, pha loãng tinh dầu xạ hương, sau đó dùng tăm bông thoa vào vị trí răng bị sưng viêm, hoặc pha loãng vài giọt tinh dầu với nước ấm và súc miệng. Thực hiện ngày 3 lần sẽ thấy hiệu quả.
IV.CÁCH PHÒNG TRÁNH TÌNH TRẠNG KHI RĂNG SỨ BỊ NHIỄM TRÙNG
Trước tiên, bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, đồng thời, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa trước khi tiến hành bọc răng sứ.
- Lựa chọn nguyên liệu chế tạo mão răng sứ phù hợp.
- Vệ sinh răng miệng một cách khoa học, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch từng kẽ răng.
- Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau khi bọc răng sứ, cần nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám kịp thời.
- Hình thành thói quen khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/năm để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng và kịp thời xử lý các vấn đề nếu có.
V.TỔNG KẾT
Trong quá trình bọc răng sứ, cần tìm hiểu các nguyên nhân gây ra việc nhiễm trùng để đề phòng và ngăn ngừa các rủi ro. Tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và thăm khám định kỳ sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt.
Tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín và có trình độ chuyên môn cao sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời và một nụ cười tự tin.
Còn chần chờ gì nữa mà không nhấc máy lên và đặt lịch hẹn với Nha Khoa Hoàng để được tư vấn một hành trình chăm sóc nụ cười tự tin tỏa sáng.
>>>Xem thêm: Trồng răng sứ có đau không? Địa chỉ trồng răng sứ uy tín tại Đồng Nai