CÁCH GIÚP GIẢM ĐAU VÀ KHÓ CHỊU KHI RĂNG KHÔN SẮP MỌC

Những chiếc răng khôn luôn là nỗi “ám ảnh” ở giai đoạn trưởng thành của mỗi người, bởi chúng thường gây ra nhiều đau đớn, nhiễm trùng hay các bệnh về răng miệng,… và nó cũng không có chức năng nhai. Bài viết này sẽ cung cấp cho bệnh nhân thông tin về dấu hiệu mọc răng khôn và những phương pháp giúp bệnh nhân chủ động trong việc điều trị giảm đau, khó chịu khi răng khôn sắp mọc.

1.Vì sao răng khôn thường mọc lệch?

Người trưởng thành (độ tuổi từ 18-30) sẽ sở hữu đầy đủ 32 cái răng và răng khôn là loại răng mọc cuối cùng bên trong hàm. Vì mọc sau cùng và không đủ chỗ để phát triển nên răng khôn sẽ có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm hay mọc ngược về phía xương hàm. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề về răng miệng như: sưng, viêm nhiễm, đau nhức và thậm chí là tình trạng nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời.

2. Biểu hiện của chiếc răng khôn sắp mọc

Biểu hiện của chiếc răng khôn sắp mọc
Biểu hiện của răng khôn khi mọc

Có nhiều biểu hiện cho thấy chiếc răng khôn đang sắp mọc. Một số dấu hiệu phổ biến nhất là:

– Gây sưng đau, khó chịu ở nướu của vùng mọc răng khôn và những cái răng ở vùng lân cận (răng khôn gây ra áp lực lên các răng khác): Trong quá trình chân răng hình thành, xương hàm của người trưởng thành không thể phát triển, nên răng khôn phải chen chúc và đâm vào chân răng bên cạnh và nướu cũng bắt đầu giãn nở gây viêm nhiễm. Hiện tượng này sẽ kéo dài dữ dội trong suốt quá trình mọc răng khôn.

Bệnh nhân sẽ có cảm giác xương hàm dần trở nên nặng nề, không còn linh hoạt, (hai) bên má bị sưng, khó khăn trong vận động cơ miệng hoặc nói cười, ăn, nhai… từ đó cũng dẫn đến hiện tượng chán ăn, ăn không ngon miệng.

– Khi mọc răng khôn, thân nhiệt cơ thể sẽ tăng cao hơn bình thường, sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng, điển hình như: sốt nhẹ, đau đầu.

– Hơi thở có mùi hôi: Trong quá trình vệ sinh răng miệng, các mảng bám bị sót lại và mắc kẹt giữa kẽ răng (đặc biệt ở vị trí răng khôn), dễ dàng làm miệng đắng và có mùi hôi trong hơi thở.

3. Cách giúp giảm đau và khó chịu khi răng khôn sắp mọc

Cách giúp giảm đau và khó chịu khi răng khôn sắp mọc
Các cách giúp giảm đau khi mọc răng khôn

Nếu bạn đang gặp vấn đề với răng khôn, có một số cách đơn giản để giảm đau và khó chịu:

– Sử dụng đá lạnh: Việc chườm một túi nước đá lạnh lên vùng răng khôn không chỉ giúp bệnh nhân gây tê mà còn có thể giảm tình trạng sưng viêm, giảm đau. Cứ mỗi 15 phút, bệnh nhân có thể thay đá liên tục và chườm đến khi hết cảm giác đau nhức.

– Dùng thuốc giảm đau như: ibuprofen hoặc acetaminophen có tác dụng giảm đau, kháng viêm bệnh nhân có thể mua mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm trước khi sử dụng để có thể kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả.

– Sử dụng nước muối ấm: Nước muối có tính chất khử trùng tự nhiên, súc miệng bằng nước muối có khả năng giúp giảm thiểu vi khuẩn ở vùng răng khôn. 

– Xoa bóp: Kết hợp cùng một số biện pháp trên thì phương thức xoa bóp nhẹ vùng cổ họng và cằm cũng vô cùng hiệu quả trong quá trình kiểm soát cơn đau khi mọc răng khôn.

– Sử dụng Gel gây tê: Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bệnh nhân có thể sử dụng gel gây tê (chứa một loại thành phần hoạt tính có tên benzocaine) thoa trực tiếp lên vùng nướu bị tổn thương. Bệnh nhân dễ dàng tìm kiếm loại gel này tại các tiệm thuốc tư nhân mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.

4. Khi nào răng khôn cần phải nhổ?

Ngoài sử dụng các biện pháp giảm đau khi mọc răng khôn, bệnh nhân nên chủ động đến thăm khám tại nha khoa uy tín và chú ý một số trường hợp mà răng khôn có thể cần phải được nhổ để tránh gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Các trường hợp này bao gồm: răng khôn không mọc đúng hướng và đang gây ra sưng đau, nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm, răng khôn không có đủ không gian để phát triển hoặc đang mọc lệch, gây áp lực lên các răng khác, răng khôn bị vỡ hoặc bị hư hỏng.

5. Nha khoa Hoàng – địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Đồng Nai

Phía trên là một số cách giúp giảm đau khi răng khôn sắp mọc hiệu quả nhất, cũng như những trường hợp mà răng khôn cần phải được nhổ. Tuy nhiên, để kiểm soát cơn đau nhức, viêm nhiễm cũng như phòng tránh những vấn đề nghiêm trọng, bệnh nhân nên thường xuyên đi kiểm tra răng miệng và thăm khám tại nha khoa Hoàng để đảm bảo răng của bạn luôn khỏe mạnh. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến răng miệng, hãy chủ động liên lạc nha khoa Hoàng để được tư vấn và điều trị qua thông tin sau:

Địa chỉ: 118 QL1A Bắc Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai (ngay ngã 3 Trị An)

Số Hotline: 0909.144.632 – 0933.773.486

Website: Nhakhoahoang.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.