Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé là vấn đề mà hầu hết những bậc phụ huynh đều rất quan tâm. Quá trình chăm sóc răng miệng sẽ tùy thuộc vào từng độ tuổi và sẽ có những sự thay đổi khác nhau. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện cho con em của mình ngay nhé!
1. Những tác hại của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng cách
Ngày nay, số lượng trẻ em Việt Nam gặp các vấn đề về răng miệng đang có xu hướng gia tăng. Thực tế, hầu hết những bậc phụ huynh rất chủ quan và lơ là trong việc chăm sóc răng miệng cho con em. Và hậu quả là các em nhỏ đã mắc các bệnh lý về răng miệng:
- Sâu răng: Các vi khuẩn có hại phá hủy răng tạo thành những lỗ nhỏ li ti. Lâu ngày không điều trị chúng sẽ lớn dần, tổn hại đến tủy răng và gây ra những cơn đau nhức khó chịu cho trẻ.
- Viêm lợi: Thức ăn tích tụ ở kẽ răng lâu ngày sẽ tạo nên các mảng bám cho vi khuẩn phát triển và gây nên viêm nướu.
- Mòn cổ chân răng: các vết khuyến xuất hiện ở cổ chân răng gây ê buốt, thậm chí là viêm tủy và mất răng.
- Hôi miệng: Vệ sinh răng miệng sai cách làm cho trẻ bị hôi miệng và hơi thở có mùi khó chịu.
Tác hại của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng cách
2. Nguyên nhân gây bệnh răng miệng cho trẻ
- Dư thừa lượng đường trong thức ăn và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng
Thực phẩm chứa nhiều đường: bánh kẹo, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước uống có gas,…gây sâu răng cho trẻ. Nếu không đánh răng kỹ mỗi ngày, các vi khuẩn gây hại sẽ phá vỡ cấu trúc men răng, tạo thành những ổ sâu, gây nên mùi hôi khó chịu. Lâu ngày sẽ gây bệnh nha chu và thậm chí là mất răng nếu không được chữa trị kịp thời.
- Sự chủ quan của các bậc cha mẹ
Nhiều cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con trẻ. Họ nghĩ rằng con còn nhỏ nên việc răng sữa bị sâu vẫn có thể thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Nhưng các bệnh lý về răng miệng nếu không được điều trị kịp thời sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển sau này của con.
Nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng cho trẻ
3. Cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ theo từng giai đoạn
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn chưa mọc răng và giai đoạn bắt đầu mọc răng.
- Giai đoạn chưa mọc răng
Trong giai đoạn này, bố mẹ nên dùng dụng cụ rơ lưỡi hoặc khăn mềm để lau nhẹ phần nướu và lưỡi của con. Trước khi thực hiện, bố mẹ nên chú ý rửa tay thật sạch, áp dụng 1 lần/ngày là được.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ giai đoạn chưa mọc răng
- Giai đoạn bắt đầu mọc răng
- Giai đoạn từ 6 tháng – 1 tuổi: Đây là giai đoạn bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, còn gọi là răng sữa, nên việc vệ sinh cần được chú ý hơn. Thời gian này, bố mẹ chỉ cần dùng băng gạc mềm thấm nước rồi lau nướu và răng cho con là được.
- Giai đoạn từ 2 – 5 tuổi: Bố mẹ nên hướng dẫn con dùng bàn chải đánh răng đúng cách. Lưu ý, lựa chọn bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của con.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ từ 2 -5 tuổi
- Giai đoạn từ 6 – 9 tuổi: Răng sữa sẽ lần lượt được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Bố mẹ nên quan sát và kiểm tra việc vệ sinh răng miệng của con thường xuyên và chặt chẽ hơn.
4. Một số lưu ý khi chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ
- Đối với các bé dưới 1 tuổi, con chưa thể tự chải răng được nên cần sự hỗ trợ từ phía bố mẹ. Chải răng nhẹ nhàng, chải đủ 3 mặt: mặt trước, mặt sau và mặt nhai.
- Nhiều trẻ có sở thích ăn hoặc nuốt kem đánh răng. Bố mẹ nên chọn loại kem đánh răng an toàn nếu con có lỡ nuốt phải.
- Nên chọn bàn chải có đầu tròn, nhỏ và cổ bàn chải dài để trẻ dễ chải được mặt sau của răng. Lông bàn chải giúp loại bỏ những mảng bám thức ăn và không gây trầy xước cho nướu. Ưu tiên chọn những bàn chải có màu sắc và hình dáng bắt mắt để tăng sự hứng thú của trẻ trong việc đánh răng.
- Tạo thói quen chải răng 2 ngày/lần cho trẻ để trẻ không cảm thấy khó chịu và sợ việc đánh răng.
- Sau khi ăn hoặc uống sữa, cần cho trẻ uống lại nước để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn còn sót trong khoang miệng.
Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ
5. Cách tạo sự hứng thú cho trẻ trong việc đánh răng
Nhiều trẻ cảm thấy khó chịu, cáu gắt và không muốn đánh răng. Bố mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng và những tác hại của sâu răng. Bố mẹ cần biết cách tạo hứng thú cho trẻ trong việc đánh răng bằng cách:
- Cùng tham gia hoạt động đánh răng chung với con để con biết được dù cho trẻ em hay người lớn cũng cần phải thường xuyên vệ sinh răng miệng.
- Khen ngợi bé mỗi khi bé đánh răng xong, điều này sẽ giúp bé trở nên thích đánh răng hơn và bé sẽ tự cảm thấy răng đánh răng thường xuyên là một hành động tốt.
- Tập cho bé thói quen đánh răng vào một khung giờ cố định để đến giờ đó bé sẽ tự giác đi đánh răng mà không cần nhắc nhở.
- Bố mẹ nên chuẩn bị nhiều loại kem đánh răng với nhiều màu sắc và mùi vị khác nhau để bé có nhiều sự lựa chọn.
6. Tổng kết
Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ đúng cách theo từng độ tuổi sẽ là nền tảng cho trẻ có một nụ cười tự tin. Hãy tạo cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm để trẻ không mắc các bệnh lý về răng miệng.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con em của mình. Nếu trẻ có những vấn đề hay bệnh lý về răng miệng, bạn có thể liên hệ với Nha Khoa hoàng để được tư vấn và chăm sóc kịp thời nhé!!!
>>>Xem thêm: Bọc răng sứ cho trẻ em có nên hay không