Có nên nhổ răng khôn mọc ngầm và các biến chứng

Răng khôn sẽ tùy thuộc vào giai đoạn trưởng thành của mỗi người mà mọc lên và không phải răng nào cũng mọc giống nhau. Răng khôn khi mọc lên thì thường theo nhiều cách khác nhau như mọc thẳng, nghiêng, nằm ngang và còn cả mọc ngầm ngay dưới nướu. Nếu như ai may mắn thì răng khôn mọc đều và ngay hàng thẳng lối, không gây đau đớn cho răng hàm. Nhưng đa số răng khôn đều mọc một cách bất thường và thường phải đi nhổ vì khiến cho bệnh nhân khó chịu và sưng má tại vị trí mọc. 

Răng khôn mọc ngầm gần như trồi lên bề mặt lợi mà lại gây ảnh hưởng đau đớn đến cái răng xung quanh khác. Vậy bạn có nên nhổ răng khôn mọc ngầm không? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về răng khôn mọc ngầm và các biến chứng ảnh hưởng do răng khôn.

1. Răng khôn mọc ngầm là gì?

Khác với các kiểu mọc của răng khôn như nghiêng hay nằm ngang, răng khôn mọc ngầm là khi răng khôn bị kẹt bên trong xương hàm và không thể xuyên qua nướu để nhô lên, răng do bị lợi che nên gần như không thể thấy xuất hiện trên hàm răng. 

Các tình trạng này thường xảy ra do nguyên nhân chính là cung hàm không đủ diện tích để răng mọc lên một cách bình thường và bị buộc phải mọc ngầm ở vị trí bên dưới nướu. Thêm vào đó, xương hàm đã phát triển hoàn thiện và trở nên cứng chắc, phần nướu cũng dày hơn do đó răng khôn mọc lên rất khó khăn. 

Răng khôn mọc ngầm thường xảy ra với người trường thành. Không giống như những răng khôn mọc bình thường, chúng gây ra đau đớn và khó chịu, và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

>>>>>Nhận diện các kiểu răng khôn mọc lệch phổ biến

2. Dấu hiệu răng khôn mọc ngầm

Răng khôn mọc ngầm không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, khi răng khôn bị nhiễm trùng, gây ảnh hưởng các răng khác hoặc các vấn đề răng miệng khác, bạn có thể gặp một số dấu hiệu hoặc triệu chứng sau tùy theo các trường hợp:

 

  • Nướu sưng đỏ và bị phồng lên trong thời gian dài nhưng không có dấu hiệu của răng trồi lên. Vì do kẹt dưới nướu, nên cứ cách nhau một thời gian bệnh nhân không cảm thấy đau và các triệu chứng như đau nhức, ê buốt hay sưng nướu lại tiếp tục tái phát kéo dài. Sau một thời gian dài không thấy răng trồi lên thì khả năng răng khôn mọc ngầm rất cao và thường xuất hiện với tỉ lệ cao hơn ở hàm dưới.
  • Hơn nữa, người bị răng khôn mọc ngầm cũng có hơi thở hôi, miệng đắng: do nướu bị sưng nên các mảnh vụn thức ăn dễ bị mắc kẹt và gây đau nhức khiến người bệnh ngại vệ sinh răng miệng, khiến tích tụ nhiều vi khuẩn và gây ra các tình trạng như hôi miệng, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu..

3. Biến chứng do răng mọc ngầm gây ra

Một răng khôn bình thường nếu mọc thẳng và không gây ảnh hưởng cho các răng xung quanh thì hoàn toàn không gây ra đau đớn cho người bệnh. Ngược lại, răng khôn mọc ngầm mang nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh như:

  • Tổn thương các răng khác. Nếu răng khôn đẩy vào răng hàm thứ 2, tình trạng này có thể làm tổn thương răng hàm thứ 2 hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vùng đó. Hơn nữa, áp lực do răng khôn mọc ngầm cũng có thể gây ra vấn đề về tình trạng các răng khác bị chen chúc, hoặc khiến răng hàm “chạy” không đều và cần phải có sự can thiệp điều trị chỉnh nha thẩm mỹ.
  • U nang (Cysts): Răng khôn phát triển trong một túi trong xương hàm. Túi này chứa đầy chất lỏng, tạo thành u nang có thể làm tổn thương xương hàm, răng và dây thần kinh. Hiếm khi, một khối u – thường không phải ung thư (lành tính) – phát triển và điều này có nghĩa biến chứng này có thể phải yêu cầu phải phẫu thuật để loại bỏ mô và xương.
  • Sâu và mục răng: Răng khôn thường có nguy cơ sâu răng cao hơn các răng khác. Điều này xảy ra chủ yếu vì do răng khôn khó làm sạch hơn khi thức ăn và vi khuẩn dễ dàng bị mắc kẹt giữa nướu và một phần răng đã mọc.
  • Bệnh về nướu: Khó khăn trong việc làm sạch răng khôn mọc ngầm, mọc một phần làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng viêm nướu gây đau đớn gọi là viêm quanh thân răng ở nơi răng phát triển.

 4. Có nên nhổ răng mọc ngầm?

Răng khôn mọc ngầm gần như gây ra các rủi ro và ảnh hưởng xấu về sức khỏe răng miệng của người bệnh. Chính vì vậy, các nha sĩ thường khuyên bệnh nhân nhổ bỏ sớm nhất có thể nếu răng khôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. 

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào tình trạng của bạn và ý kiến chuyên môn của bác sĩ nha khoa. Nếu bạn gặp vấn đề liên quan tới răng khôn, hãy tham khảo ý kiến ​​chuyên gia để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn. Bác sĩ có thể xem xét các yếu tố như tuổi, vị trí và tình trạng tổng quát của răng để giúp bạn ra quyết định phù hợp nhất.

>>>>>KHI NÀO BẠN NÊN LOẠI BỎ RĂNG KHÔN?

>>>>>NHỔ RĂNG KHÔNG ĐAU ĐỚN TẠI NHA KHOA HOÀNG – AN TOÀN & HIỆU QUẢ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.