ĐAU CHÂN RĂNG DO ĐÂU? CÁCH GIẢM ĐAU HIỆU QUẢ?

Đau chân răng là vấn đề răng miệng khiến nhiều người khó chịu. Vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống, nói chuyện và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này nếu không sớm thăm khám, tìm nguyên nhân và cách chữa trị sẽ làm bệnh ngày càng tiến triển nặng. Vậy đau chân răng do đâu và cách điều trị là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Hoàng.

ĐAU NHỨC CHÂN RĂNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Đau nhức răng là  thế nào?

Đau chân răng là tình trạng đau nhức bên trong răng hoặc xung quanh bề mặt răng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và tùy vào đó mà dấu hiệu đau nhức cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung, khi bị đau ở chân răng bạn sẽ cảm thấy như sau:

  • Đau xung quanh nướu, răng, có thể kèm theo sốt.
  • Cảm thấy đau nhói khi ăn nhai hoặc gõ nhẹ vào răng.
  • Cảm thấy ê buốt, khó chịu khi ăn uống đồ nóng, lạnh.

Đau nhức ở chân răng đôi khi xuất hiện từng cơn hoặc kéo dài liên tục. Đó có thể là một cơn đau nhức dữ dội hoặc chỉ ê buốt nhẹ, đau âm ỉ. Đặc biệt, cơn đau sẽ bị kích thích khi ăn nhai, tiếp xúc với đồ ăn, thức uống nóng/lạnh.

NGUYÊN NHÂN ĐAU CHÂN RĂNG

Nguyên nhân đau chân răng

Để tìm ra được cách chữa trị đau chân răng hiệu quả nhất. Chúng ta cần phải xác định đúng loại bệnh và nguyên nhân cụ thể xuất phát từ đâu.

Đau chân răng và ê buốt răng thường là biểu hiện của một số loại bệnh lý như:

  • Bị mòn cổ răng: Cổ răng bị mài mòn, lộ ngà răng, khiến răng có cảm giác bị ê buốt khi tiếp xúc với thực phẩm nóng hoặc lạnh.
  • Tụt nướu: Nướu bị tụt xuống sâu, làm lộ phần chân răng, chân răng không được bảo vệ, che chắn dẫn đến ê nhức.
  • Viêm nha chu: Là tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới. Làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập.
  • Viêm chóp răng: bệnh xảy ra ở tổ chức quanh chóp chân răng, có liên quan đến tủy răng, dây chằng nha chu và xương ổ răng.
  • Sâu răng: Phần mô răng bị sâu, vi khuẩn tấn công và tạo thành các lỗ nhỏ li ti, nếu không điều trị sớm, các lỗ này sẽ dần to ra, ăn sâu vào tủy, gây viêm tủy, thậm chí là hoại tử tủy.
  • Mọc răng khôn: Đôi khi, mọc răng khôn cũng khiến chân răng bị đau. Vì là chiếc răng mọc lên cuối cùng nên khi cung hàm không còn đủ chỗ trống. Và răng khôn thường mọc lệch và có thể đâm vào các răng bên cạnh gây đau nhức chân răng.
  • Viêm xoang: Các hốc xoang nằm gần với chân răng hàm trên. Nên khi bị viêm xoang ít nhiều cũng ảnh hưởng đến răng và gây đau ở chân răng.
  • Thói quen nghiến răng: Nghiến răng khi ngủ là thói quen không tốt cho răng vì nó kích thích các dây thần kinh và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

CÁCH GIẢM ĐAU CHÂN RĂNG HIỆU QUẢ

Thông thường, khi bị đau ở chân răng nhiều người sẽ tìm cách giảm đau và theo dõi tại nhà trước khi thăm khám nha khoa. Một số cách trị đau chân răng được nhiều người áp dụng có thể kể đến như:

Uống thuốc giảm đau

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm cơn đau nhức ở chân răng tạm thời. Tuy nhiên, lưu ý là không nên mua thuốc giảm đau tùy tiện bên ngoài. Và tránh lạm dụng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Súc miệng với nước muối

Súc miệng bằng dung dịch nước muối hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa và giảm nhẹ các cơn đau nhức chân răng hiệu quả.

Cách thực hiện: Hòa tan 2 – 3 muỗng cafe muối với nước ấm rồi ngậm và súc miệng trong vòng 30s trước khi nhổ ra.

Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách giảm đau ở chân răng tại nhà phổ biến nhất. Phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng nhiệt độ thấp. Để làm các cơn đau bị “tê liệt” một phần.

Cách thực hiện: Cho đá vào túi chườm rồi dùng áp lên khu vực chân răng bị đau để làm thuyên giảm tình trạng này.

Sử dụng trà bạc hà

Sử dụng trà bạc hà

Bạc hà có đặc tính gây tê từ đó làm dịu cơn đau nhức ở chân răng một cách đáng kể.

Cách thực hiện: Ngâm lá bạc hà khô với nước sôi trong vòng 20 phút. Sau khi để nguội, bạn có thể uống trực tiếp hoặc dùng nó để súc miệng.

Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời. Bạn vẫn nên đến phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

>>> Vệ sinh răng miệng hiệu quả: Chìa khóa cho hàm răng khỏe mạnh. <<<

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.