Răng bị ố vàng là một trong những vấn đề phổ biến khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Không những thế, tình trạng răng bị vàng còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, chúng ta thường cố tìm ra các tác nhân gây vàng răng để khắc phục vấn đề. Tuy nhiên, những sai lầm trong thói quen hằng ngày mới chính là nguyên nhân khiến răng bị ố vàng.
NGUYÊN NHÂN GÂY Ố VÀNG
Hầu hết mọi người đều biết đến các nguyên nhân khiến răng bị ố vàng, như hút thuốc, uống nhiều cà phê, trà đậm… Nhưng ít ai biết được, một số thói quen trong cuộc sống hằng ngày được thực hiện một cách vô thức. Và cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng vàng răng như:
Thức ăn thức uống
Bề mặt men răng có các đường rãnh khiến vụn đồ ăn và thức uống có thể mắc kẹt trong đó. Theo thời gian, những vết ố này trở nên vĩnh viễn và đặc biệt là khi có vệ sinh răng miệng kém.
Axit từ các thức ăn có chứa nhiều axit sẽ khiến men răng bị ăn mòn. Từ đó để lộ ra lớp ngà răng bên dưới màu sẫm hơn, biểu hiện là răng ngả vàng. Các đồ ăn thức uống có tính axit cao như chanh, trái cây chua, nước có gas, rượu,..
Cao răng
Khi các thức ăn còn đọng lại trên răng sẽ tích tụ lại cùng với rất nhiều vi khuẩn, gọi là mảng bám. Càng về sau, việc vệ sinh răng miệng kém có thể khiến cho các mảng bám này trở nên cứng và rất khó lấy ra. Lúc đó lớp này được gọi là cao răng. Chính vì thế, ngoài việc làm mất thẩm mỹ mà nó còn tạo điều kiện cho sâu răng và các bệnh về nướu.
Hút thuốc lá và sử dụng các sản phẩm có chứa nicotine
Thuốc lá chứa nicotine và nhựa thuốc lá bám lên men răng gây ngả màu khiến men răng vàng. Những mảng ố do thuốc lá, những sản phẩm nhai hay ngậm chứa nicotine. Đều có xu hướng trở nên sẫm màu dần theo thời gian và khó có thể tẩy sạch.
Dùng lực quá mạnh để chải răng
Mặc dù thói quen chải răng thường xuyên là khá tốt. Tuy nhiên, tốc độ và cường độ đánh răng càng cao sẽ khiến men răng, răng và nướu dần bị bào mòn. Khi mất đi men răng, lớp ngà trắng của răng sẽ không còn được bảo vệ và sẽ dễ dàng bị ố vàng. Vấn đề này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu sử dụng kem đánh răng có chứa các chất mài mòn (than hoạt tính…).
Quên vệ sinh răng miệng
Khi không đánh răng đầy đủ, không dùng chỉ nha khoa hoặc không súc miệng bằng nước súc miệng. Sẽ không giúp loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ thì màu răng có thể chuyển sang vàng.
Không những thế, những điều này còn có thể gây ra sự tích tụ mảng bám trên men răng. Làm mỏng lớp bảo vệ đó và cũng làm cho răng có màu vàng, gây ra bệnh nướu răng. Vì vậy, cần lưu ý chăm sóc sức khỏe răng miệng đầy đủ để có thể đẩy lùi vi khuẩn và mảng bám trong miệng.
Sử dụng nước quá lạnh để súc miệng
Một nguyên nhân khiến răng bị ố vàng là sử dụng nước quá lạnh để súc miệng. Khi nhiệt độ nước ở mức thấp, men răng và phần mô mềm trong khoang miệng đều có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nước dưới 32 độ C còn làm cho các thành phần của kem đánh răng không phát huy hiệu quả. Nhiệt độ nước súc miệng tốt nhất nên là khoảng 37 độ C.
>>> Nên làm trắng răng tại nha khoa hay tại nhà? <<<
GIẢI PHÁP LÀM TRẮNG RĂNG
Có rất nhiều cách để chữa răng bị ố vàng, kể cả tại nhà và tại các cơ sở nha khoa. Một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng như
Dùng hỗn hợp baking soda và oxy già
Trộn 1 thìa baking soda với 2 thìa dung dịch oxy già để tạo thành hỗn hợp sền sệt và đánh răng. Súc miệng kỹ bằng nước sau khi đánh răng bằng hỗn hợp này.
Một vài nghiên cứu về sự kết hợp kem đánh răng với baking soda cũng kết luận rằng chúng hiệu quả và an toàn để loại bỏ vết ố trên răng. Giúp làm trắng răng, đồng thời có thể được sử dụng hàng ngày.
Dùng dầu dừa
Ngậm dầu dừa lỏng (khoảng 1-2 muỗng cà phê) trong miệng từ 10-30 phút. Sau đó nhổ ra, không được nuốt. Súc miệng bằng nước và sau đó uống một cốc nước đầy. Sau đó đánh răng bình thường.
Dùng giấm táo
Giấm táo có thể được sử dụng với một lượng rất nhỏ để làm trắng răng. Tuy nhiên, giấm táo có thể gây ảnh hưởng đến độ cứng và cấu trúc bề mặt của răng. Vì vậy chỉ nên dùng chúng trong một thời gian ngắn
Làm nước súc miệng bằng cách trộn 2 thìa cà phê giấm táo với 180ml nước. Súc miệng bằng dung dịch này trong 30 giây. Sau đó súc lại sạch với nước và đánh răng.
Dùng vỏ chanh, cam, quýt hoặc chuối
Người ta cho rằng hợp chất d-limonene và axit citric, được tìm thấy trong vỏ trái cây họ cam quýt, sẽ giúp làm trắng răng của bạn.
Nhẹ nhàng chà vỏ trái cây lên răng trong khoảng 2 phút. Đảm bảo súc miệng kỹ lưỡng và đánh răng sau đó
Hãy cẩn thận khi sử dụng phương pháp này vì axit có trong vỏ trái cây có thể ăn mòn và làm mòn men răng của bạn. Nếu bạn cảm thấy răng trở nên nhạy cảm hơn, hãy ngừng sử dụng phương pháp này.
Đến bác sĩ nha khoa uy tín
Có nhiều trường hợp răng vàng ố cần sự can thiệp của các bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt. Ví dụ như cao răng hay sâu răng. Bác sĩ sẽ kiểm tra hàm răng của bạn và tư vấn cho bạn những biện pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể cải thiện hàm răng của mình bằng các phương pháp thẩm mỹ như tẩy trắng răng, bọc răng sứ, làm mặt dán sứ,..
Tóm lại, răng bị ố vàng là một tình trạng răng miệng thường gặp, gây ra mất thẩm mỹ cũng như tiềm tàng những căn bệnh nguy hiểm đằng sau nó. Có nhiều cách để điều trị răng bị ố vàng, tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất vẫn nên ngăn ngừa răng bị ố vàng bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên và đi khám nha khoa định kỳ.
>>> Có nên tẩy trắng răng thường xuyên không? <<<