Nỗi đau khi niềng răng luôn là nỗi lo lắng đầy ám ảnh của các “đồng niềng”. Bởi từ lúc bắt đầu đến khi tháo niềng hoàn chỉnh bạn phải trải qua rất nhiều giai đoạn.
Vậy niềng răng có mấy giai đoạn? Đâu là giai đoạn đau nhất mà bạn đang quan tâm? Hãy cùng Nha khoa Hoàng tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Niềng răng diễn ra như thế nào?
Niềng răng (chỉnh nha) là kỹ thuật sử dụng lực của các khí cụ nha khoa chuyên dụng, được gắn lên mặt răng để nắn chỉnh các răng có cấu trúc lệch như: hô, móm, răng thưa,…
Thực tế, chỉnh nha sẽ không có sự “xâm lấn” đến xương hàm, nướu lợi (trừ trường hợp đặc biệt như niềng răng mọc ngầm).
Quá trình niềng răng của mỗi khách hàng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
– Thăm khám và tư vấn
– Đặt thun tách kẽ
– Đeo khâu niềng
– Gắn mắc cài
– Nhổ răng
– Điều chỉnh lực kéo của mắc cài
– Đeo hàm duy trì
Niềng răng đau nhất ở giai đoạn nào?
Bạn sẽ tưởng chừng sẽ rất đau sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác đau bình thường và khiến bạn khó chịu, nhạy cảm khi ăn uống.
Để xác định được niềng răng đau nhất ở giai đoạn nào hãy cùng xem chi tiết mức độ “đau đớn” khi niềng răng qua mỗi giai đoạn dưới đây:
1. Giai đoạn thăm khám và điều trị tổng quát
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng (nếu có) như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu,… Vậy mức độ đau trong giai đoạn này tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn.
2. Giai đoạn đặt thun tách kẽ
Thun tách kẽ là những vòng tròn cao su nhỏ, khá cứng, thường dày khoảng 2mm.
Trong quá trình chỉnh nha, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để đưa dây thun tách kẽ vào giữa kẽ răng. Nhằm nong rộng hai răng tạo ra khoảng cách vừa đủ – đây là bước đầu tiên để gắn mắc cài.
Sau khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày, trên 2 răng hàm xuất hiện khe thưa trống. Đây là thời điểm thuận lợi để gắn khâu vào răng cối.
Sau khi đặt thun tách kẽ xong, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ê răng, cộm dẫn đến khó chịu, hơi đau khi ăn nhai hoặc bị nhức nếu vướng phải thức ăn vào vị trí các răng có đặt thun tách kẽ.
Theo nhiều ý kiến cho rằng, đây có lẽ là giai đoạn đau nhất khi niềng răng.
3. Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung
Ở giai đoạn này, gây đau là do dây cung bắt đầu tác dụng lực. Đồng thời, các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi có thể chưa thích nghi kịp khi có sự xuất hiện của bộ khí cụ nên bạn có cảm giác khó chịu khi vướng víu, bị cộm, khó chịu,…
Thế nhưng chỉ sau vài tuần, khi bạn đã làm quen được với sự có mặt của “người bạn này” cảm giác thoải mái sẽ trở lại ngay.
*Lưu ý: Tùy cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng mà có thể chỉ đau ở mức nhẹ. Thậm chí có người không hề trải qua cảm giác đau nhức ở giai đoạn này.
4. Giai đoạn nhổ răng (nếu có)
Thông thường, các ca chỉnh nha đều cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng di chuyển về vị trí đúng trên cung hàm. Điều này nhằm đảm bảo quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả tốt nhất.
Và dường như ai cũng mang tâm lý “nỗi đau kinh hoàng” mỗi khi nhổ răng, tuy nhiên bạn không phải quá lo lắng. Vì nhổ răng khi chỉnh nha đã được các bác sĩ dùng thuốc tê trước khi thực hiện rồi.
Tùy tình trạng sức khỏe của răng cũng như cơ địa của mỗi người mà sau khi nhổ răng có thể sưng, ê ẩm từ 3 – 5 ngày.
5. Giai đoạn điều chỉnh lực kéo của mắc cài
Sau khi gắn mắc cài, cứ định kỳ 4 – 6 tuần bác sĩ sẽ hẹn thăm khám để kiểm tra răng và điều chỉnh lực kéo của dây cung. Quá trình siết này khiến hàm răng chịu một áp lực khá mạnh nên sẽ gây cảm giác khó chịu, căng tức từ 2 – 3 ngày.
*Lưu ý: Nếu cảm thấy cơn đau bị kéo dài thì hãy nhanh chóng đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh lại lực kéo cho phù hợp.
6. Giai đoạn tháo niềng và đeo hàm duy trì
Đây chính là giai đoạn được mong chờ nhất của các “đồng niềng”, sau một thời gian dài đằng đẵng cuối cùng cũng được nói lời chia tay với “bé niềng”.
Bắt đầu với việc tự tin khoe nụ cười, nói chuyện líu lo và đặc biệt đã được trả lại cảm giác ăn nhai thoải mái.
Tuy nhiên, sau khi tháo niềng, răng vẫn chưa thật sự ổn định nên bạn cần phải có thêm một thời gian cấu trúc mô nướu và mô nha chu. Nên bác sĩ sẽ khuyến khích đeo hàm duy trì – giai đoạn cuối cùng của quá trình niềng răng.
Có thể thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn nhưng sau khi đã quen với sự tồn tại của hàm duy trì bạn sẽ thoải mái hơn.
Gợi ý những cách giảm đau hiệu quả khi niềng răng
Có thể bạn đã trải qua những cơn đau nhức khi trải qua từng giai đoạn chỉnh nha, nhưng để xoa dịu một cách nhanh chóng ngay tại nhà thì bạn hãy tham khảo những cách Nha khoa Hoàng gợi ý dưới đây:
– Nên ăn những thực phẩm mềm như món luộc, cháo, soup,…
– Uống nước trái cây và hạn chế ăn đồ ăn cứng/ giòn.
– Chườm đá lạnh vào khu vực bị nhức
– Dùng sáp nha khoa bảo vệ niềng cọ xát vào má, môi, nướu,…
– Súc miệng với nước muối ấm trong vòng 60 giây vừa giảm đau vừa sát khuẩn.
Hy vọng bài chia sẻ này góp phần xoa dịu những nỗi lo sợ đang cản bước bạn niềng răng. Nếu cảm thấy răng chưa đẹp thì đừng chần chừ gì nữa. Niềng răng sẽ giúp bạn đẹp, tự tin và mở ra nhiều cơ hội cho các bạn nữa đấy!!!
Hãy niềng ngay và đừng quên liên hệ Nha khoa Hoàng qua hotline: 0909.144.632 – 0933.773.486, để được tư vấn chi tiết về dịch vụ chỉnh nha tại phòng khám nhé!