Răng nhạy cảm khiến bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức, ê buốt, khó chịu ở răng mỗi khi ăn đồ ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Do đó, trong bài viết dưới đây, hãy lắng nghe Nha Khoa Hoàng chia sẻ cách làm thế nào để chăm sóc răng nhạy cảm đạt hiệu quả nhé!
1. Răng nhạy cảm là răng bị gì?
Răng nhạy cảm (còn gọi là quá cảm ngà) là bệnh lý khiến răng trở nên ê buốt dưới các kích thích từ nhiệt độ nlạnh/nóng, vị chua/ngọt,… thường xuất hiện chủ yếu ở giới trẻ và người độ tuổi trung niên.
Một cách cụ thể hơn, răng được tạo thành từ ba phần chính: tủy, ngà và men răng. Ngà và tủy ở bên trong được bảo vệ bởi lớp men bên ngoài. Vì một lý do nào đó, men răng bị mòn và suy yếu đi. Khi đó, thức ăn khi được nhai sẽ tiếp xúc trực tiếp với các ống thần kinh trong tủy và ngà răng, gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức và ê buốt răng.
2. Nguyên nhân gây ra răng nhạy cảm là gì?
Đối với quá trình chăm sóc răng nhạy cảm, điều đầu tiên bạn nên nhận biết các nguyên do dẫn đến tình trạng đó, bao gồm:
2.1. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit
Nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao như chanh, cam, xoài,… sẽ làm men răng bị mòn theo thời gian.
Do đó, cách tốt nhất để chăm sóc cho răng nhạy cảm là nên hạn chế những thực phẩm này hoặc ngay sau khi ăn chúng, bạn nên ăn kèm thêm một miếng phô mai hoặc uống một ly sữa chua để giảm bớt các tác hại mà axit gây ra cho răng.
Tìm hiểu thêm về các thực phẩm tốt cho răng nên bổ sung hằng ngày ngay tại đây
2.2. Đánh răng sai cách
Đánh răng với lực quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải có lông quá cứng có thể vô tình làm tổn thương răng và nướu của bạn. Dần dần lớp ngà răng lộ ra, từ đó gây ra tình trạng răng ê buốt khi ăn uống hay khi thời tiết trở lạnh.
2.3. Các bệnh liên quan đến nướu
Mô nướu là bộ phận bảo vê cho chân răng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị viêm nướu, nướu có thể bị tụt và làm lộ ra lớp ngà răng. Từ đó, sự tụt nướu khiến răng nhạy cảm ơn và dễ bị tổn thương.
2.4. Bị vỡ, nứt răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nứt/vỡ răng, trong đó phổ biến nhất là do nhai thức ăn quá cứng, hoặc do các tai nạn… Từ đó Khi nhai thức ăn, các đầu dây thần kinh tại vị trí răng bị nứt/vỡ sẽ bị tiếp xúc trực tiếp và gây ra tình trạng ê buốt, đau nhói răng.
Tìm hiểu thêm về giải pháp cho răng bị nứt, mẻ ngay tại đây
2.5. Răng bị sâu
Răng khi bị sâu sẽ làm ảnh hưởng và thậm chí có thể gây hủy hoại bề mặt. Nếu không điều trị kịp thời, chúng sẽ ngày càng ăn sâu vào tủy răng khiến các đầu dây thần kinh trong đó bị lộ ra ngoài, từ đó khiến răng dễ bị nhạy cảm và ê buốt hơn.
2.6. Bị tật nghiến răng
Nghiến răng là một thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ê buốt răng. Cụ thể hơn, việc nghiến răng sẽ khiến men răng (mô cứng nhất trong cơ thể) bị mòn dần, khi đó răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn do không còn lớp bảo vệ.
3. Các dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm là gì?
Răng nhạy cảm là một trong các bệnh lý về răng miệng phổ biến hiện nay và tình trạng này sẽ tiến triển theo thời gian. Do đó bạn cần sớm nhận ra các dấu hiệu trong quá trình chăm sóc răng nhạy cảm như sau:
- Bị ê buốt khi dùng các thực phẩm nóng/lạnh.
- Có cảm giác nhạy cảm khi có va chạm hoặc không khí mạnh.
- Có cảm giác ê buốt khi gió lạnh thổi vào và tiếp xúc với răng.
4. Các giải pháp chăm sóc răng nhạy cảm là gì?
4.1. Dùng kem đánh răng giảm ê buốt
Kem đánh răng chuyên dụng dùng để chăm sóc răng nhạy cảm có chứa thành phần kali nitrat. Đây là thành phần ngăn chặn sự truyền từ dây thần kinh răng đến hệ thần kinh trung ương. Điều này giúp bảo vệ dây thần kinh khi tiếp xúc với thức ăn nóng/lạnh hoặc các tác động từ bên ngoài. Từ đó, giảm dần đi cảm giác ê buốt, đau nhói và khó chịu.
Tìm hiểu thêm về những cách vệ sinh răng miệng tại đây
4.2. Sử dụng dung dịch giảm ê buốt
Hydrogen peroxide (hay còn gọi là Oxy già) được sử dụng phổ biến với khả năng khử trùng và sát khuẩn cho vết thương hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng oxy già như một giải pháp chăm sóc răng nhạy cảm như sau:
- Trộn 2 nắp hydrogen peroxide 3% với 1 cốc nước ấm. Sau đó, dùng chúng làm dung dịch súc miệng trong 30 giây.
- Súc miệng lại bằng nước sạch thêm một lần nữa để nhổ bỏ hoàn toàn hydrogen peroxide còn sót lại trong miệng.
- Nên thực hiện vào mỗi buổi sáng để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
4.3. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối
Một trong những cách làm giảm ê buốt và đau nhói răng được sử dụng rộng rãi nhất là súc miệng bằng nước muối loãng vào mỗi buổi sáng. Ngoài việc khắc phục và chăm sóc cho răng nhạy cảm, nước muối còn mang khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt.
4.4. Điều trị tại các nha khoa uy tín
Sau khi áp dụng tất cả các cách trên mà tình trạng răng ê buốt vẫn không được cải thiện. Bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa uy tín như Nha khoa Hoàng để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị, chăm sóc răng nhạy cảm phù hợp.
Các phương pháp điều trị cho răng nhạy cảm đang được áp dụng tại nha khoa gồm:
- Trám răng: Các bác sĩ chuyên khoa và có tay nghề cao sẽ trám lên các phần mô răng bị nứt/vỡ một lớp vật liệu nhân tạo. Từ đó, lớp trám sẽ thay thế men răng giúp bảo vệ ngà răng và tủy.
- Ghép nướu: Những trường hợp răng nhạy cảm do tụt nướu hoặc các bệnh liên quan, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị bằng phương pháp ghép nướu. Khi đó, chân răng sẽ được bao bọc và bảo vệ khỏi sự kích thích của từ nhiệt độ cũng như các tác nhân bên ngoài.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ về răng nhạy cảm? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc răng nhạy cảm hữu hiệu. Ngoài ra, hiện nay Nha Khoa Hoàng là một trong những nha khoa uy tín và chuyên nghiệp với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao là điểm đến đáng tin cậy giúp bạn điều trị và chăm sóc răng nhạy cảm vô cùng hiệu quả.
>>> ĐAU CHÂN RĂNG DO ĐÂU? CÁCH GIẢM ĐAU HIỆU QUẢ? <<<