Hiện tượng thay răng sữa là những điều hoàn toàn tự nhiên gặp ở mọi đứa trẻ kể từ lúc được 5 tuổi. Các răng sữa sẽ lần lượt rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Việc này đôi khi vô cùng đơn giản nhưng có khi lại là nỗi đáng sợ cho không ít trẻ nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách ứng phó.
KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG SỮA CHO BÉ?
Khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, răng sữa sẽ lung lay và có xu hướng rụng đi. Thậm chí, bạn có thể nhổ răng sữa cho bé một cách dễ dàng mà không cần đến nha sĩ. Hầu hết trẻ em sẽ trải qua quá trình rụng răng sữa theo thứ tự như sau:
- Thông thường, răng sữa của bé sẽ rụng lần đầu tiên vào khoảng 6 tuổi khi răng cửa bị lung lay.
- Răng hàm ở phía sau thường bị rụng trong độ tuổi từ 10 đến 12. Sau đó được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 13 tuổi.
Một số trẻ có thể tự dùng lưỡi hoặc ngón tay để làm lung lay và nhổ răng sữa. Bên cạnh đó, nhiều trẻ vẫn cần có sự giúp đỡ của ba mẹ. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý đến những dấu hiệu sau để chắc chắn rằng răng sữa của bé đã sẵn sàng rụng đi:
- Bạn chỉ nên nhổ răng sữa cho bé từ 6 tuổi trở lên.
- Bạn chỉ nên nhổ răng sữa cho trẻ khi nhận thấy răng sữa của con rất lỏng lẻo. Chỉ cần xoay nhẹ là có thể nhổ được.
- Răng sữa lung lay một cách tự nhiên, không phải do tai nạn, sâu răng hoặc các bệnh răng miệng ở trẻ thì bạn có thể nhổ răng cho con.
CÓ NÊN TỰ NHỔ RĂNG SỮA?
Trong trường hợp, răng sữa khi đã đến tuổi thay mà vẫn không tự lung lay và tự rụng đi được. Trong khi răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện thì đòi hỏi cần có sự trợ giúp từ bên ngoài. Nếu không sớm can thiệp, răng vĩnh viễn sẽ mọc sai lệch, hàm răng của bé sau này khó có thể đều và đẹp được.
Sự tác động từ bên ngoài cũng rất đơn giản, cha mẹ có thể thực hiện cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách, vô tình lại gây tổn thương cho con trẻ. Các biến chứng thường gặp ở những trẻ “được” nhổ răng tại nhà là viêm nha chu. Lý do không đảm bảo vệ sinh, do chân răng không được lấy ra trọn vẹn. Việc này gây nhiễm trùng hay thậm chí là áp xe lan rộng một vùng hàm mặt. Động tác thô bạo đôi khi khiến trẻ quấy khóc, vô tình nuốt phải răng nhổ ra hay khiến cho chảy máu nhiều, chảy máu khó cầm. Gây ra tâm lý hoảng sợ cho các lần thay răng tiếp theo,…
Ngoài ra, ở một số trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim bẩm sinh, đái tháo đường,… Việc tự ý nhổ răng tại nhà là tuyệt đối không được làm. Bởi nhiễm trùng nếu có xảy ra trên nhóm đối tượng này sẽ có mức độ vô cùng nặng nề. Thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì thế, nếu cha mẹ có con đã được chẩn đoán các bệnh lý nêu trên. Khi thay răng nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định kháng sinh dự phòng và lập kế hoạch thời điểm can thiệp thích hơn.
CÁCH TỰ NHỔ RĂNG SỮA CHO BÉ TẠI NHÀ
Răng sữa thường rất dễ rụng. Vì vậy, nếu trẻ đã đến tuổi thay răng và răng sữa cũng đã bị lung lay nhiều. Ba mẹ có thể trực tiếp nhổ răng sữa cho bé tại nhà theo những bước sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và lau khô.
- Bước 2: Bạn dùng tay lắc lư răng của bé một cách nhẹ nhàng hoặc có thể khuyến khích con tự làm để trẻ ít lo sợ. Điều này giúp bạn xác định được răng đã lung lay và có thể nhổ được hay chưa.
- Bước 3: Nếu răng sữa đã lung lay nhiều, bạn dùng một miếng gạc sạch giữ thân răng, sau đó dùng lực tác động nhẹ nhưng dứt khoát và nhanh chóng kéo răng ra ngoài.
- Bước 4: Dùng một miếng gạc sạch khác đè lên vùng nướu mà bạn vừa nhổ răng sữa cho bé để cầm máu. Trong hầu hết trường hợp máu sẽ ngừng chảy trong vài phút.
- Bước 5: Cho con đi súc miệng. Kiểm tra vị trí nhổ răng lần nữa để chắc chắn không có phần nào của răng còn sót lại.
>>> Cách trị hôi miệng tân gốc tại nhà. <<<