Bệnh viêm nha chu thường bị bỏ qua vì tâm lý chủ quan, từ đó vô tình tạo cơ hội cho bệnh trở nặng, gây tổn thương cho xương hàm và khiến việc ăn uống gặp vô cùng trở ngại. Vậy bệnh viêm nha chu là gì, nguyên nhân dẫn đến bệnh nha chu và phòng ngừa như thế nào? Nha Khoa Hoàng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh viêm nha chu là bệnh gì?
Viêm nha chu (còn gọi là bệnh nha chu, nhiễm trùng nha chu,…) là tình trạng bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến các lớp mô nâng đỡ răng.
Từ đó, khi mô nướu bị viêm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong và phát triển thành các túi nha chu, dẫn đến bị tụt nướu và lộ ra phần chân răng.
Quan trọng hơn, nếu sự nhiễm trùng tiếp tục lây lan và trở nên trầm trọng, mô xương và nướu sẽ bị tổn thương, làm răng lung lay, thậm chí rụng hoàn toàn nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.
Đây là bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện ở người trung niên và người cao tuổi. Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân chính gây mất răng ở nhiều người lớn.
Và vì bệnh viêm nha chu tiến triển rất âm thầm nên thường bị bỏ qua và chỉ được phát hiện khi đã trở nặng.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nha chu
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm nha chu là do việc vệ sinh răng miệng kém làm cho mảng bám vi khuẩn tích tụ quanh nướu lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng.
Những mảng bám này sẽ dần bị vôi hóa thành cao răng, làm tình trạng viêm nướu trở nên trầm trọng hơn và sau đó tiến triển thành viêm nha chu.
Ngoài ra, những nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm nha chu là sự tác động của các yếu tố sau:
- Sự thay đổi nội tiết tố làm tăng độ nhạy cảm của nướu và tăng nguy cơ viêm nướu.
- Một số loại bệnh: ung thư, hệ miễn dịch suy yếu, tiểu đường,… khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh viêm nha chu.
- Một số loại thuốc: Các loại thuốc này có thể bao gồm: thuốc chống đau thắt ngực, thuốc chống co giật… Việc sử dụng dụng các thuốc này làm giảm đi lượng nước bọt trong miệng và dễ khiến mô nướu phát triển bất thường.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh răng miệng.
3. Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu
Các dấu hiệu viêm nha chu có thể dễ dàng nhận biết qua biểu hiện của nướu bao gồm:
- Nướu đỏ hoặc sưng tấy (dấu hiệu đầu tiên).
- Nướu dần có màu đỏ tươi, đỏ sẫm thậm chí là tím đậm.
- Nướu cảm thấy đau đau khi bị chạm vào.
- Nướu dễ chảy máu.
Ngoài ra các biểu hiện khác bao gồm:
- Bàn chải đánh răng sẽ có màu hồng sau khi sử dụng.
- Bị chảy máu khi vệ sinh răng miệng (dùng chỉ khoa khoa, dùng tăm xỉa răng, đánh răng).
- Hơi thở hôi và mùi khó chịu không biến mất.
- Xuất hiện mủ nằm giữa răng và nướu.
- Răng bị lung lay.
- Đau răng khi ăn uống.
- Xuất hiện khoảng trống mới và có màu đen giữa các răng
- Nướu bị tụt đi.
- Có sự thay đổi về khoảng cách giữa các răng.
4. Các cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh viêm nha chu thực ra không hề khó, Nha Khoa Hoàng sẽ chỉ bạn 4 cách sau để phòng ngừa một cách hiệu quả nhé.
4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách không chỉ là cách phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả nhất mà còn ngăn ngừa được nhiều bệnh về răng miệng khác.
Tìm hiểu cách vệ sinh răng miệng đúng cách ngay tại đây
Và lưu ý rằng, để việc đánh răng đạt hiệu quả, chúng ta cũng cần lựa chọn loại bàn chải đánh răng phù hợp với răng của mình. Ngoài ra, việc thay bàn chải đánh răng mới khi bàn chải hiện tại có dấu hiệu “xuống cấp” cũng rất quan trọng.
4.2. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng
Sau khi đánh răng, bạn cũng nên súc miệng bằng nước muối loãng (hoặc nước muối sinh lý) trong 30 giây. Đây là cách hữu hiệu để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại trên răng, làm sạch răng hoàn toàn, và phòng bệnh viêm nha chu hiệu quả.
4.3. Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng
Vì tăm là loại vật liệu cứng nên việc nhét tăm vào các kẽ răng để lấy thức ăn sẽ khó khăn, đôi khi làm tổn thương răng cũng như tạo ra khe hở giữa chúng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây viêm nha chu.
Các nha sĩ khuyên rằng thay vì dùng tăm cứng để làm sạch răng ta nên dùng chỉ nha khoa. Với sợi chỉ dài, mỏng, rất mềm và dai, chúng có thể xuyên qua mọi ngóc ngách của răng để loại bỏ mảng bám một cách đơn giản, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều so với dùng tăm.
4.4. Xây dựng bữa ăn với các món ăn hợp lý
Các món trong bữa ăn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến răng và nướu.
Thói quen ăn nhiều cơm, tinh bột, đồ ngọt sẽ làm các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng sẽ chuyển hóa chúng thành axit làm bào mòn men răng, xâm nhập vào cấu trúc bên trong.
Bên cạnh, bạn cũng nên bổ sung các loại vitamin C có công dụng kháng viêm, chống lại vi khuẩn gây bệnh và giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, đẩy lùi bệnh viêm nha chu.
4.5. Thăm khám răng miệng theo định kỳ để phòng ngừa bệnh nha chu
Nha khoa Hoàng, Trảng Bom Đồng Nai là địa chỉ khám bệnh viêm nha chu uy tín, an toàn và chất lượng. Bệnh viện quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị chuyên sâu các bệnh lý răng miệng.
Bệnh viện được đầu tư đồng bộ các máy móc, thiết bị hiện đại nhất, được nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… giúp bạn yên tâm điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Như vậy, qua bài viết này Nha khoa Hoàng đã chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh nha chu. Vì vậy, hãy vệ sinh răng miệng đúng cách và đến nha sĩ để kiểm tra định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng nhé!
>>> VIÊM CHÂN RĂNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ<<<