Vệ sinh răng miệng hay chăm sóc răng miệng là việc rất cần thiết mỗi ngày. Nhưng phần lớn vẫn chưa thật sự thực hiện đúng cách, để ngăn ngừa các bệnh về nướu, đảm bảo sức khỏe và mang lại sự tự tin.
Hãy cùng Nha Khoa Hoàng tìm hiểu rõ hơn về việc vệ sinh răng miệng đúng cách như thế nào nhé.
Tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng
Nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, đời sống sinh hoạt và sự phát triển của cơ thể đặc biệt là trẻ em.
1. Sở hữu hàm răng chắc khỏe, trắng sáng tự nhiên
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp loại bỏ các mảng bám và sự tích tụ của vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng. Từ đó, ngăn ngừa và phòng tránh các nguy cơ gây mất răng, sâu răng, viêm nướu,…
Đặc biệt, hạn chế tình trạng ố vàng răng làm mất thẩm mỹ. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày sẽ giúp bạn luôn sở hữu một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng và tự tin tươi cười khi giao tiếp.
2. Đảm bảo khả năng ăn nhai tốt
Thực tế, tình trạng răng suy yếu có thể đến với cả người trẻ nếu không vệ sinh răng đúng cách.
Do đó, hãy chú ý hơn đến việc chăm sóc răng miệng mỗi ngày để giữ gìn một hàm răng chắc khỏe và thoải mái thưởng thức ẩm thực, các loại thực phẩm mà mình yêu thích.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng chất lượng răng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai của mỗi người.
3. Đảm bảo sức khỏe cơ thể, tránh nhiều bệnh lý khác
3.1. Mất trí nhớ
Lười đánh răng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Các nhà nghiên cứu cho thấy những người không đánh răng thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ cao hơn từ 22 – 65% so với những người đánh răng 3 lần/ngày.
Ở một nghiên cứu khác cho rằng: “ Người có vấn đề về răng miệng, nhất là người lớn tuổi có trí nhớ và khả năng nhận thức kém hơn so với những người có răng chắc khỏe.
Vì vậy, hãy chú ý chăm sóc răng miệng ngay từ bây giờ để đảm bảo trí nhớ và khả năng nhận thức tốt khi lớn tuổi.
3.2. Bệnh dạ dày
Một số trường hợp, do lười đánh răng, dẫn đến tình trạng hình thành nên những mảng bám ở nướu.
Nơi đó, có thể trở thành nơi trú ngụ của Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn gây loét dạ dày, thậm chí là yếu tố gây ung thư dạ dày.
3.3. Bệnh tim mạch
Nghe có vẻ vô lý, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra các bệnh về răng miệng và bệnh tim có liên quan mật thiết với nhau vì chúng đều liên quan đến viêm.
Từ viêm nha chu, vi khuẩn đã phát triển trong khoang miệng. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến bệnh tim, động mạch bị tắc và đột quỵ.
3.4. Bệnh tiểu đường
Việc vệ sinh răng miệng kém có thể làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, tăng nguy cơ kháng insulin, gây khó khăn trong việc chuyển đổi đường thành năng lượng. Điều này làm tăng nguy cơ bị tiểu đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách như thế nào?
1. Lựa chọn bàn chải phù hợp
– Ưu tiên chọn bàn chải có lông mềm hoặc các loại bàn chải được đề nghị bởi các nha sĩ.
– Thay bàn chải 2 – 3 tháng/lần.
2. Đánh răng khoa học, đúng cách
Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cơ bản và quan trọng nhất.
Đối với người niềng răng, nên sử dụng loại bàn chải đặc biệt cũng như các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác theo sự hướng dẫn của nha sĩ.
Đánh răng thường xuyên thôi chưa đủ mà còn phải thao tác đúng cách. Nhằm loại bỏ mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, hạn chế các vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi.
Thực hiện thao tác chuẩn như sau:
– Để bàn chải răng nằm ngang và nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ so với viền nướu. Đầu lông tiếp xúc cả răng và nướu. Chải nhẹ nhàng mặt ngoài hàm trên và hàm dưới. Hoặc xoay tròn cho lông bàn chải có thể chui được vào từng kẽ răng. Thực hiện từ 5 – 10 lần, để lấy hết thức ăn bị bám vào răng.
– Chải mặt trong của răng ở hàm trên và hàm dưới tương tự như mặt ngoài bằng cách chải lên, chải xuống hoặc xoay tròn.
– Đặt lông bàn chải răng song song với các mặt nhai của răng rồi nhẹ nhàng di chuyển bàn chải khoảng 10 lần từ trong ra ngoài.
3. Vệ sinh lưỡi
Các mảng bám thức ăn có thể tích tụ trên lưỡi, gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng và hơi thở có mùi hôi.
Vì vậy, khi vệ sinh răng miệng bạn nên kết hợp chải răng lẫn mặt lưỡi từ trong ra ngoài, bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.
4. Sử dụng đúng loại kem đánh răng
Việc lựa chọn kem đánh răng phù hợp là rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Trong đó, chọn kem đánh răng có chứa fluoride là yếu tố ưu tiên hàng đầu.
Bởi Fluoride là chất chống lại vi trùng gây sâu răng, đồng thời cung cấp một hàng rào bảo vệ răng, giúp cho men răng bền vững và giảm sâu răng.
5. Dùng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa hoặc tăm nước sẽ nhẹ nhàng lấy đi những mẩu thức ăn nhỏ bị nhét vào trong kẽ răng mà không làm tổn thương nướu răng.
Khi kẽ răng được làm sạch hoàn toàn thì mảng bám, tình trạng kích thích nướu và viêm nhiễm sẽ giảm đáng kể.
6. Súc miệng ngay sau khi ăn
Bên cạnh, việc đánh răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa. Súc miệng với nước kháng khuẩn có thể ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu.
Súc miệng với nước kháng khuẩn sau khi ăn như là một biện pháp làm sạch khá toàn diện. Nhất là đối với trẻ trên 12 tuổi hoặc những người không quen dùng tăm nước hay chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng.
7. Thăm khám nha khoa định kỳ 2 lần/ năm
Nên đi khám nha sĩ định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Đây là cách để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe răng miệng. Đồng thời, dễ dàng phát hiện những vấn đề bất thường và xử trí đúng cách.
Kết luận
Như vậy, vệ sinh răng miệng là việc rất quan trọng. Không chỉ sở hữu một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng, mang lại hơi thở dễ chịu để tự tin hơn. Mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng hàng ngày, nên tham khảo thêm ý kiến nha sĩ để chăm sóc đúng cách cũng như đạt hiệu quả tốt nhất.
Mọi thắc mắc các thông tin dịch vụ và cần tư vấn hãy liên hệ ngay hotline: 0909 144 632 – 0933 773 486 để đội ngũ Nha Khoa Hoàng hỗ trợ nhanh nhất.